Nguyên nhân bị chuột rút khi mang thai

Bị chuột rút khi mang thai là tình trạng thường gặp và hầu như mẹ bầu nào cũng gặp trong giai đoạn mang thai.

Tình trạng chuột rút khi mang thai là những cơn co thắt đột ngột của một hoặc nhiều nhóm cơ gây đau dữ dội ở đùi, bắp chân, tay trong thai kỳ.

Mặc dù cơn chuột rút không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi khi mang thai nhưng về lâu dài tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khoẻ của mẹ, từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đến thai nhi.

Một số nguyên nhân dẫn đến bị chuột rút khi mang thai

Mot so nguyen nhan dan den bi chuot rut khi mang thai
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác phụ nữ bị chuột rút thai kỳ. Các nguyên nhân thường không rõ ràng, nhưng theo bác sĩ chuyên khoa thì bị chuột rút khi mang thai thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Cân nặng cơ thể mẹ ngày một tăng trong thai kỳ gây nên các áp lực tới bắp chân.
  • Tử cung ngày một to theo giai đoạn mang thai làm tăng áp lực lên mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim, cùng với các dây thần kinh từ tuỷ sống đến chân gây cảm giác nặng nề khó chịu.
  • Tình trạng mất nước, thiếu nước thai kỳ gây rối loạn điện giải cũng gây ra tình trạng chuột rút.
  • Thiếu canxi, càng về những tháng giữa và cuối thai kỳ nhu cầu canxi mẹ ngày tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Nên việc mẹ không cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể cũng khiến mẹ hay bị chuột rút khi mang thai hơn.
  • Chế độ ăn thiếu khoáng, kali, magie cũng là nguyên nhân góp phần tăng cơn chuột rút ở chân.
  • Đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, ngủ không đúng tư thế cũng khiến mẹ hay bị chuột rút hơn.

Biểu hiện chuột rút khi mang thai

bi chuot rut khi mang thai

  • Cơn chuột rút thường ghé thăm mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, thường xuất hiện chuột rút ngay khi vừa bất đầu ngủ.
  • Tình trạng có thể xảy ra cả ở ban ngày lẫn ban đêm, nhưng hầu hết bị nhiều hơn vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến mẹ thường xuyên thiếu ngủ, hay cáu gắt. Mẹ không nên quá lo lắng, tình trạng chuột rút khi mang thai sẽ tự hết sau thai kỳ.
  • Cơn chuột rút thai kỳ thường xuất hiện ở: bàn chân, bắp chân, đùi. Đôi khi có những cơn chuột rút bụng mẹ cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, mẹ bầu có thể thấy hoặc cảm nhận được một khối mô cứng dưới da.
  • Một số triệu chứng, biểu hiện chuột rút nguy hiểm mẹ cần chú ý như: bị chuột rút khi mang thai kèm theo ra máu, đau mạnh ở bụng, đỉnh vai, cơ thể tăng cao thân nhiệt, đau dữ dội ở vùng chuột rút nên đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.

Xem thêm:

Bà bầu bị chuột rút về đêm có thật sự nguy hiểm?

Chuột rút bắp chân ban đêm bà bầu và dấu hiệu nguy hiểm

Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Giữa Phải Làm Sao?

Cách chữa trị chuột rút khi mang thai

Cach chua tri chuot rut khi mang thai

  • Khi chuột rút ở chân mẹ hãy kéo căng cơ bắp chân ở nơi bị ảnh hưởng, sau đó từ từ đi bộ nhẹ nhẹ trở lại.
  • Tắm bằng nước ấm, massage bằng đá hoặc massage các cơ bắp cũng giúp mẹ tránh chuột rút.
  • Nếu bị chuột rút vào ban đêm khi ngủ thì trước khi ngủ mẹ có thể xoa bóp, massage bắp chân nhẹ nhàng hoặc tập một vài động tác thể dục nhẹ, kéo căng cơ trước khi ngủ.
  • Ngay từ khi mới mang thai hãy tập thói quen vận động, tập luyện thể dục nhẹ nhàng giúp ích việc ngăn ngừa chuột rút khi mang thai hiệu quả.
  • Bổ sung đủ magie, kali trong thực đơn hằng ngày. Theo nhiều nghiên cứu việc bổ sung đủ magie giúp ngăn ngừa chuột rút hiệu quả. Một số thực phẩm giàu magie cho mẹ như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây sấy, một số loại hạt.
  • Bổ sung canxi cho cơ thể, mỗi ngày nên bổ sung 1.000mg canxi/ngày. Một số loại thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu: thịt, cá, tôm, cua, trứng…
  • Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày, một ngày nên bổ sung 2.5 lít/ ngày. Có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, sinh tố hoa quả.
  • Hầu hết mẹ bầu đều gặp tình trạng chuột rút khi mang thai nên mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng một số trường hợp cơn chuột rút gây đau dữ dội, sau cơn đau xuất hiện dấu hiệu sung đỏ ở chân mẹ nên đi khám ngay nhé.

Xem thêm:

Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu – Nguyên nhân do đâu?

Chế độ ăn của bà bầu 3 tháng giữa chuẩn y khoa

Cách phòng tránh bị chuột rút khi mang thai

Cach chua tri chuot rut khi mang thai 1

  • Tuy có nhiều nguyên nhân và không rõ ràng nguyên nhân nào, nhưng các biện pháp sau cũng sẽ giúp mẹ phần nào phòng tránh được tình trạng chuột rút thai kỳ.
  • Không đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu. Nếu do đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ mẹ hãy tranh thủ đi lại nhẹ 1 vài bước hoặc co duỗi chân giúp mẹ thoải mái hơn.
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, tránh các công việc mệt nhọc.
  • Thường xuyên xoa bóp, massage băó chân nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Khi ngủ kê cao chân lên gối mềm và nên ngủ tư thế ngủ nghiêng trái giúp máu lưu thông tốt khắp cơ thể.
  • Tắm bằng nước ấm, ngâm chân với nước ấm pha với gừng vào ban đêm giúp tránh chuột rút.
  • Hạn chế hoặc không đi giày cao gót, giày déo chật.
  • Bổ sung đủ nước, tránh để cơ thể mất nước.
  • Bổ sung đủ canxi, magie, kali cho cơ thể, vấn đề này mẹ có thể tham khảo bác sĩ và nên chuẩn bị thực đơn thật khoa học.
5/5 - (3 bình chọn)

Bình Luận Về “Nguyên nhân bị chuột rút khi mang thai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *