Bị ho khi mang thai tháng thứ 5 hay tình trạng mẹ bầu bị ho khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?Một trong những tình trạng thường gặp khi mang thai, nó đem lại khá nhièu lo lắng cho mẹ bầu, không biết bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không, khi bị ho thì chữa trị như thế nào cho mau khỏi và an toàn?
Nội Dung Bài Viết
1. Một số nguyên nhân bà bầu bị ho khi mang thai
Bị ho khi mang thai tháng thứ 5 hay ho khi mang thai là triệu chứng liên quan đến hô hấp và vùng hầu họng. Nó không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ bà nó còn gây ra rất nhiều lo lắng, bất an. Trước khi tìm hiểu cách trị hiệu quả an toàn cùng xem nguyên nhân bà bầu bị ho khi mang thai là gì nhé!
1.1 Thay đổi thời tiết
Với điều kiện thời tiết ở nước ta khi giao mùa thu đông có rất nhiều người bị viêm hô hấp, viêm phế quản, đau họng dẫn tới ho. Khi đó phụ nữ đang mang thai có hệ miễn dịch và sức đề kháng giảm nhẹ so với người bình thường nên rất hay bị ho khi mang thai. Đặc biệt là lúc giao mùa thời tiết thay đổi.
1.2 Thay đổi nội tiết cơ thể
Khi mang thai mẹ bầu có thay đổi về kích thước tử cung. Nội tiết cơ thể cũng khác lúc bình thường để thích ứng với thai nhi và sự phát triển của con. Tình trạng ốm nghén, ăn không ngon khiến sức đề kháng giảm, thiếu dinh dưỡng dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và biểu hiện là bị ho nhẹ hoặc nặng, cơn ho kéo dài nhiều ngày gây khó chịu, căng thẳng.
1.3 Do mẹ bầu bị một số bệnh về hô hấp
Một nguyên nhân làm cho mẹ bầu hay bị ho khi mang thai là bị một số bệnh về đường hô hấp. người có tiền sử hen suyễn, trời trở lạnh vào sáng sớm, chiều tối khiến mẹ hay bị dị ứng, ho.
1.4 Hệ miễn dịch bị suy yếu
Một hệ miễn dịch bị suy yếu khi mang thai rất dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập, khiến mẹ hay bị cảm, sốt hoặc ho thường xuyên hơn.
1.5 Điều kiện không khí bị ô nhiễm
Môi trường ngày một ô nhiễm cũng là tác nhân gây bị ho khi mang thai. Mẹ bầu nên lưu ý nơi ở vệ sinh sạch sẽ, phòng mở của sổ thoáng mát, thông thoáng.
2. Những lưu ý cho mẹ bầu bị ho khi mang thai tháng thứ 5 hay khi mang thai.
Lưu ý cho bà bầu bị ho khi mang thai tháng thứ 5
- Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và lối sống lành mạnh, vui vẻ lạc quan khi mang thai. Giảm bớt công việc không cần thiết, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn.
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, những nơi mùi hôi, tanh hay khu vực ô nhiễm.
- Tắm bằng nước ấm khi trời trở lạnh, hạn chế tắm quá lâu.
- Sử dụng nước xúc miệng để vệ sinh vùng cổ họng.
- Nên đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm khi vào mùa lạnh.
- Không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa được cho phép từ bác sĩ.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: cam bưởi, chanh, kiwi…
- Thêm một chút hành, xả, tỏi trong công thức nấu ăn.
- Đảm bảo thực phẩm ăn đã chin hoàn toàn và nên uống nước ấm.
- Khi thấy tình trạng ho kéo dài kèm theo có đờm, sốt cao thì nên đi khám ngay để được điều trị sớm tránh ảnh hưởng sức khoẻ và thai nhi.
Xem thêm:
Bà bầu bị mất ngủ về đêm sẽ ảnh hưởng thai nhi như thế nào?
Méch mẹ 7 cách giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả, an toàn
3. Khi nào bà bầu bị ho khi mang thai cần gặp bác sĩ ngay?
Trong hầu hết trường hợp thì có thể mẹ tự khỏi hoặc tự chữa tại nhà, tuy nhiên đôi lúc nó kèm theo dấu hiệu bất thường khác mẹ nên đi khám ngay, như các dấu hiệu sau:
- Cơn ho kéo dài, khó thở, nhịp thở khó khăn.
- Ho kéo dài và ngày một tăng lên, đau rát cổ họng kèm tức ngực.
- Ho có đờm, ho lâu ngày ra máu.
- Ho kèm sốt cao liên tục.
4. 7 Lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 cho bà bầu
Một số thay dổi sinh lý của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5Giai đoạn mang thai tháng thứ 5, cơ thể mẹ đã có những thay đổi rõ rệt cùng với sự phát triển của thai nhi, như:
- Bụng mẹ đã to rõ rệt
- Bị đau thần kinh toạ
- Các sắc tố da thay đổi
- Ngực bắt đầu to hơn căng cứng
- Bị ngứa vùng bụng
- Xuất hiện vết rạn da ở bụng
5. Thai nhi tháng thứ 5 phát triển như thế nào?
Thai nhi tháng thứ 5 có kích thước từ đầu đến mông là khoảng 14,1cm – 16,4cm, cân nặng lúc này 190 – 300gr. Mẹ đã bắt đầu cảm nhận được rõ ràng hơn những cử động của con. Bộ phận sinh dục bé đang dần phát triển, con lúc này đã nghe được âm thanh bên ngoài mẹ và ba có thể trò chuyện hay thai giáo cho con rồi.
Xem thêm:
Bầu nên làm gì để con thông minh? 6 thói quen của mẹ bầu giúp con thông minh từ trong trứng
6. 7 lưu ý dành cho mẹ khi mang thai tháng thứ 5 nhất định phải nhớ
Nếu mẹ mang thai tháng thứ 5 gặp bất kì dấu hiệu bất thường nào dưới đây cần đến bệnh viện khám ngay mẹ nhé.
- Bà bầu bị chóng mặt, hoa mắt hay thị giác giảm/kém đi.
- Mạch đạp nhanh hơn
- Đau vùng thượng vị
- Xuất hiện nhiều dịch nhầy bất thường
- Chân bị sung phù và có biểu hiện của co giật
- Bị ngất xỉu
- Khi vệ sinh rát, tiểu rắt nhiều lần
- Bụng gò cứng và đau nhói
- Không cảm nhận được thai máy khi sang tuần 22
- Bị đau bụng kèm ra máu
7. Biểu hiện thai lưu khi mang thai tháng thứ 5
- Cơn đau bụng ngày một sữ dội và chảy máu âm đạo
- Đau lưng chuột rút tái diễn nhiều lần với tần xuất diễn biến nặng dần thì mẹ nên đi khám ngay.
- Mẹ bầu không thấy tăng cân và bụng cũng không thấy to thêm, vì đây là giai đoạn bé hấp thu dinh dưỡng nhiều và phát triển nhanh nên đây là giai đoạn mẹ bầu ăn nhiều hơn, nếu mẹ không thấy tăng cần kèm theo đó là xuất hiện biệu hiện khác thường thì mẹ cũng nên đi khám ngay.
- Không cảm nhận được thai hi cử động.
8. Tư thế nằm ngủ tốt đối với mẹ bầu mang thai tháng thứ 5
Giai đoạn này tử cung mẹ sẽ tăng thể tích để phù hợp với sự phát triển và lớn lên của thai nhi. Điều này ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ, tạo nên sự khó chịu, vì vậy các mẹ hãy tránh nằm sấp để giảm khó chịu và thoải mái hơn nhé. Sau tháng thứ 4 trở đi mẹ nên nằm gác cao chân khi ngủ, một phần giúp máu lưu thông tốt hơn và giúp mẹ tránh được tình trạng chuột rút thai kỳ. Nằm nghiêng trái được cho là tư thế nằm tạo sự thoải mái cho mẹ bầu và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào ?
9. Nên ăn gì để vào con khi mang thai tháng thứ 5
Mang thai tháng thứ 5 là giai đoạn thai nhi dần hoàn thiện và phát triển nhanh hơn. Chính vì vậy mẹ nên tìm hiểu cho mình một thực đơn ăn gì để vào con không vào mẹ.Một số gợi ý về thực phẩm và nhóm chất mẹ nên bổ sung khi mang thai tháng thứ 5 như:
- Thực phẩm giàu protein: thịt gà, heo, bò, trứng, các loại nguc cốc giúp con phát triển khoẻ mạnh.
- Thực phẩm giàu chất xơ: cả rốt, cà chua, các loại rau lá xanh, bắp cải giúp ngăn ngừa và cải thiện táo bón trong thai kỳ.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: trái cây, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ bầu.
- Thực phẩm giàu sắt: mỗi ngày mẹ cần hấp thu từ 20-30mg sắt nên mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung theo chỉ định từ bác sĩ, mẹ có thể hỏi bác sĩ hoặc nhờ bác sĩ tư vấn tuỳ theo thể trạng của mẹ khi đi khám định kì nhé.
- Thực phẩm giàu acid béo Omega 3: cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, ướng dương giúp phát triển trí não và thị giác thai nhi.
- Thực phẩm chứa Choline: tốt cho não bộ trẻ
- Thực phẩm chứa acid folic: giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, môi, tim ở trẻ
- Thực phẩm chứa kẽm: hải sản, thịt bò, sữa, các loại đậu,… giúp hình thành tế bào não ở con yêu
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết
- Uống nhiều sữa chứa canxi
10. Nên kiêng gì khi mang thai tháng thứ 5
- Thức uống chứa chất kích thích, gas, cồn
- Quả dứa, đu đủ xanh và lựu
- Đồ ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nấu chưa chin hẳn, thực phẩm đóng hộp, thức ăn để qua ngày.
Bị ho bữa giờ mà k biết
Ho kéo dài, kèm có đờm khi mang thai tháng thứ có ảnh hưởng j k ạ