Tình trạng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng và khó chịu, vậy bụng căng tức có phải lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa hay không mời mẹ bầu cùng Goldcare tìm hiểu cụ thể qua bài viết. Khi mẹ bầu bắt đầu bước vào giai đoạn 3 tháng giữa, thai nhi dần phát triển lớn hơn, tử cung mẹ bị chèn ép dẫn đến tình trạng căng tức bụng khó chịu. Thực tế thì tình trạng này là một tình trạng bình thường và rất hay gặp khi mang thai 3 tháng giữa, khi bị căng tức bụng mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hạn chế làm công việc nặng mẹ nhé! Khi mẹ bị tình trạng căng tức bụng thì cũng nên hạn chế quan hệ vợ chồng. Nếu gặp tình trạng căng tức bụng mà kèm theo biểu hiện như chuột rút, chảy máu vùng dưới, đau nhói bụng dưới thì mẹ nên đến bệnh viện khám ngay.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa
1. Căng tức bụng khi mang thai do tử cung lớn dần
Mang thai 3 tháng giữa thin hi bắt đầu lớn dần, để đáp ứng cho sự phát triển thai nhi tử cung mẹ sẽ phải lớn dần theo và điều này vô tình khiến mẹ hay bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
2. Do khung xương thai nhi phát triển ở 3 tháng giữa
Bắt đầu vào giai đoạn 3 tháng giữa thì khung xương của thai nhi cũng đang bắt đầu phát triển và tăng dần về kích thước.Mỗi lần em bé cử động hay đạp thì mẹ bầu thường cảm giác bụng căng tức rõ rệt hơn. Mẹ đừng quá lo lắng nhé vì trường hợp này là bình thường và hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp trong thai kỳ.
3. Bụng căng tức do cân nặng tăng lên
Cân nặng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng và gây ra tình trạng bụng căng tức. Một số mẹ bầu có thể trạng mỏng, gầy thì thường có cảm giác bụng căng tức sớm hơn những mẹ bầu khác.
4. Bụng căng tức do mẹ ăn quá no
Việc mẹ thèm ăn và có thể ăn nhiều hơn bình thường cũng khiến bụng cảm giác căng tức, nặng nề. Đây là tình trạng bình thường vì khi mang thai 3 tháng giữa mẹ phải cung cấp nhiều hơn dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Xem thêm: Chế độ ăn của bà bầu 3 tháng giữa chuẩn y khoa
5. Bụng căng tức khi mang thai 3 tháng giữa do thai nhi chuyển động
Thai nhi chuyển động xoay mình khiến bụng mẹ gò cứng lên tạo cảm giác căng tức bụng, mẹ bầu không nên quá lo lắng về trường hợp này, vì điều đó cho thấy thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển tốt.
6. Tư thế nằm của mẹ
Ngoài những nguyên nhân trên thì tư thế nằm khi mang thai cũng gây ra tình trạng bụng căng tức khi mẹ bầu nằm 1 tư thế quá lâu khiến thai nhi có xu hướng di chuyển về bên đó khiến bụng có cảm giác căng tức rõ rệt, lúc này mẹ chỉ cần đổi tư thế nằm và nghỉ ngơi đúng cách là được.
7. Bụng căng tức do táo bón
Tình trạng táo bón không còn quá xa lạ với mẹ bầu nữa, khi bị táo bón mẹ cũng có thể cảm nhận được bụng căng tức khiến mẹ không khỏi lo lắng, tuy nhiên mẹ chỉ cần chú ý khẩu phần ăn để tránh bị táo bón nữa thôi mẹ nhé!Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ.
Bụng căng tức khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?
Thông thường thì tình trạng bụng căng tức không gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý một số biểu hiện như: nếu bụng căng tức kèm theo chuột rút, đau bụng dưới, chảy máu vùng dưới thì mẹ nên đi khám ngay.
Bụng căng tức khi mang thai 3 tháng giữa mẹ nên làm gì?
– Việc đầu tiên khi gặp tình trạng này đó là mẹ không nên quá lo lắng vì nếu mẹ lo lắng ảnh hưởng tới tinh thần và vô tình lại làm ảnh hưởng bé yêu.– Có chế độ nghỉ ngoai khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.– Hạn chế bớt công việc và tránh công việc nặng khi này mẹ nên nhờ bố làm giúp sẽ tốt hơn.– Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, hạn chế thức phẩm cay nóng, khó tiêu– Tránh nằm, ngồi một tư thế quá lâu, vì ngồi hay nằm một tư thế quá lâu cảm giác căng tức bụng rõ hơn.