Chuột rút khi mang thai tháng đầu là một trong những tình trạng khó chịu nhất đối với mẹ bầu. nó có thể kéo dài và theo mẹ bầu suốt thai kỳ.
Tình trạng chuột rút khi mang thai thường xảy ra vào ban đêm và thường xuyên hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Nó ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần và gây không ít khó chịu cho mẹ bầu.
Nguyên nhân chuột rút khi mang thai là gì?
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân vì sao mang thai bị chuột rút. Nhưng nhiều nhận định cho rằng có thể do một số nguyên nhân chính như:
– Trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên, tử cung lớn dần gây chèn ép vào tĩnh mạch chủ khiến máu không thể về tim, gây nên tình trạng ứ trệ tại cơ gây co cơ.
– Sức nặng từ cơ thể ngày càng gây áp lực nhiều hien lên các cơ bắp ở chân.
– Tử cung ngày càng lớn làm tăng áp lực lên mạch máu, và cơ chân.
– Mất nước cũng là nguyên nhân gây rối loạn điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
– Tình trạng thiếu canxi, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên khiến mẹ dễ bị chuột rút hơn.
– Tư thế ngồi, nằm không đúng cũng khiến máu lưu thông đến chân ít đi dẫn đến chuột rút thường gặp.
– Do đặc thù về công việc phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu cũng khiến mẹ dễ bị chuột rút thai kỳ hơn.
– Thường cơn chuột rút xảy ra vào ban đêm, khiến mẹ hay mất ngủ, khó ngủ, ảnh hưởng sức khoẻ.
Dấu hiệu nhận biết chuột rút khi mang thai
Chuột rút khi mang thai tháng đầu mẹ bầu có thể gặp phải các dấu hiệu như:
– Chuột rút thường xuất hiện ngay khi mẹ mới đi ngủ.
– Thường các cơn chuột rút xuất hiện nhiều và gây khó chịu vào tháng thứ 3 thai kỳ trở đi.
– Cơn chuột rút sẽ sảy ra cả ban ngày và ban đêm nhưng vào ban đêm sẽ thường xuyên hơn.
– Cơn chuột rút thường xuất hiện ở bắp chân, đùi, bàn chân.
Dấu hiệu chuột rút khi mang thai mẹ nên đến bệnh viện ngay.
Trong trường hợp mang thai bị chuột rút còn kèm theo dấu hiệu ra máu, đau mạnh ở bụng, đỉnh vai, cơ thể tăng thân nhiệt cao cần đến bệnh viện khám ngay để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.
Xem Thêm:
Bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không
Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu – Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân khó ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
Một số cơn đau mẹ cần lưu ý tránh nhầm với chuột rút khi mang thai.
– Nếu trong 1 giờ có hơn 6 cơn co thắt một dấu hiệu cần cảnh giác.
– Các cơn đau ngày một tăng lên và kèm theo chóng mặt, choáng váng hay xuất hiện chảy máu có thể mẹ đang mang thai ngoài tử cung hãy đi khám ngay mẹ nhé.
– Cần chú ý với bất kì cơn co thắt nào mà xảy ra liên tục, kéo dài và có xu hướng tăng lên theo thời gian.
– Cơn co thắt có biểu hiện kèm theo như đau bụng dữ dội, buồn nôn hoặc sốt cao.
– Bất kì cơn chuột rút vào thời điểm nào mẹ cũng nên bình tĩnh, không đi lại tránh té ngã, chóng mặt gây nguy hiểm.
Cách khắc phục chuột rút khi mang thai
Hầu hết cơn chuột rút để khắc phục được mẹ cần thay đổi chế độ ăn, nghỉ ngơi và giảm bớt căng thẳng áp lực là sẽ thấy rõ hiệu quả.
– Đi bộ nhẹ thường xuyên mỗi ngày giúp bắp chân dẻo dai hơn.
– Tránh đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, khi ngủ nên kê cao chân.
– sử dụng nước ấm pha với gừng và muối để ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ giúp mẹ ngủ ngon và thoải mái hơn.
– Bổ sung thực đơn hằng ngày nên bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, kali, magie như: thịt, cá, trứng, rau, chuối, nho khô…
– Bổ sung đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2lít/1 ngày và có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, nước sinh tố.
– Giảm bớt công việc và nghỉ ngơi điều độ hơn.
– Tắm nước ấm để mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
– Lưu Ý Quan Trọng: Khi thấy cơn chuột rút ngày một kéo dài và kèm theo sung chân, chạm vào cảm giác nóng xung quanh, kèm theo các cơn đau bụng, đau lưng, chảy máu cần đến bệnh viện khám ngay.
Chuột rút khi mang thai mẹ bầu cần làm gì?
– Khi chuột rút mẹ bầu cần duỗi thẳng chân ra và sau đó nhẹ nàng gập bàn chân vuông góc, các ngón chân cong lên về phía ống quyển, dùng tay xoa bóp bắp chân, đùi.
– Sử dụng túi chườm nóng để chườm vùng chuột rút.
– Khi ngủ nên kê cao chân giúp máu lưu thông tốt hơn, mẹ có thể sử dụng Gối Ôm Bà Bầu Chữ G để có tư thế ngủ gác cao chân thoải mái nhất.
– Tránh đứng hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu
– Tránh lên xuống cầu thang, với người lấy đồ vật trên cao.
Chuột rút là tình trạng thường gặp và hầu hết mẹ bầu gặp phải, nó không gây ảnh hưởng đến mẹ hay thai nhi nhưng nếu mẹ để tình trạng này diễn ra quá lâu hay nhiều thì ít nhiều ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ từ đó gây ảnh hưởng đến con.
Hy vọng với những thông tin trên đây thì GoldCareVietNam giúp mẹ một phần nào đó giúp mẹ giảm tình trạng chuột rút khi mang thai tháng đầu cũng như cả thai kỳ.
Rất đầy đủ, làm sao để nhận bài viết mới vậy ad