Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 khiến rất nhiều mẹ bầu lo lắng. Đây có phải dấu hiệu báo nguy hiểm và có thể ảnh hưởng thai nhi hay không? Theo thống kê thì không phải mẹ bầu nào cũng gặp tình trạng này ở tháng thứ 3 và đau bụng tháng thứ 3 cũng có tình trạng bình thường và tình trạng nguy hiểm, còn tùy vào dấu hiệu như nào nên mẹ bầu mới bị không nên quá lo lắng ảnh hưởng sức khỏe nhé.
Nội Dung Bài Viết
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 là bình thường
Có thể đây không phải lần đầu mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai bởi cơn đau bụng có thể đã tới từ giai đoạn 3 tháng đầu khi mà thai nhi bám vào thành tử cung và bắt đầu làm tổ.Tới giai đoạn tháng thứ 3 khi bụng bắt đầu lớn dần, dây chằng phải kéo dãn ra để nâng đỡ bụng và tử cung ngày một lớn dần khiến mẹ bầu bị đau bụng. Đôi khi cơn đau bụng sảy ra do mẹ bầu thay đổi tư thế hay ho liên tục. mẹ bầu chỉ cần chú ý hơn về vấn đề đi lại, nghỉ ngơi nhiều là được.
Dấu hiệu nguy hiểm khi bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 3
Bên cạnh những trường hợp đau bụng khi mang thai là bình thường thì vẫn có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn sự nguy hiểm mà mẹ bầu nên chú ý nếu đau bụng kèm theo biểu hiện sau: Đau bụng nhiều và dữ dội: các cơn đau kéo dài và tăng lên kèm theo xuất huyết âm đạo, buồn nôn, chóng mặt thì mẹ bầu nên đi khám ngay bởi đây tình trạng nguy hiểm có thể mẹ đang mang thai ngoài tử cung và bị vỡ khối thai. Cơn đau xuất hiện từng cơn, cơn đau không giảm mà mỗi lúc một tăng và đau nhiều hơn, âm đạo có máu đỏ tưới haowcj vốn cục thì mẹ cũng nên đến bệnh viện ngay, bởi đây có thể dấu hiệu báo mẹ dọa sảy thai hoặc sảy thai.
Xem thêm:
Đau lưng khi mang thai tháng thứ 4 và cách giảm đau hiệu quả
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có ảnh hưởng con không?
Bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 nên làm gì tránh biến chứng xấu?
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày ngay từ khi mới mang thai. Với mẹ bầu 3 tháng đầu khi ốm nghén khó ăn uống thì nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa để dễ tiêu hóa và tránh bị đói.
- Tránh những thực phẩm như: đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ, các loại thức uống có ga, chất kích thích. Xem Ngay: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá do công việc – Không mang vác vật nặng, hoạt động quá sức, lên xuống cầu thang nhiều.
- Không đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, nếu do đặc thù công việc nên tranh thủ khi rảnh đi lại nhẹ 1 chút. _ ngồi đúng tư thế, ngủ đúng tư thế giúp mẹ thoải mái và khỏe mạnh hơn.
- Tránh tiếp xúc hoặc đến nơi đông người nếu không cần thiết.
- Khi có biểu hiện bất thường nào nên đi khám ngay để nắm rõ tình hình sức khỏe.
- Không tự ý dùng thuốc tại nhà, sử dụng biện pháp khác tại nhà khi chưa có lời khuyên từ bác sĩ.