Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có ảnh hưởng con không?

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa là một triệu chứng phổ biến ở giai đoạn mang thai. Vậy đau đầu ở 3 tháng giữa khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Hay có nguy hiểm không mời mẹ bầu cùng goldcarevietnam tìm hiểu qua bài viết dưới nhé!

Nguyên nhân đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa

Nguyên nhân đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa
Nguyên nhân đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa

 

Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này như:

Ăn uống không đủ chất

Rất rất nhiều chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon khiến chế độ dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cơ thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, căng thẳng điều này khiến mẹ dễ bị hạ đường huyết do thiếu chất gây nên chứng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa.

Do bệnh lý

Có thể bị trong giai đoạn mang thai hoặc đã bị trước đó như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang đau nửa đầu hay các vấn đề về huyết áp khiến mẹ dễ bị đau đầu hơn.

Thời tiết thay đổi bất thường

Do khí hậu ở nước ta dễ thay đổi bất thường, đối với người bình thường cũng cảm thấy mệt khi thời tiết thay đổi, nên việc mẹ bầu bị đau đầu hay cảm do thời tiết cũng là điều bình thường.

Do thay đổi nội tiết

Ở giai đoạn 3 tháng đầu việc thay đổi nội tiết khiến mẹ mệt mỏi hơn, đau đầu thường xuyên và nếu không điều trị dứt thì tình trạng này có thể kéo dài tới 3 tháng giữa hoặc tái phát lại do thai nhi phát triển và mẹ luôn có những thay đổi trong cả thời gian mang thai.

Cân nặng và stress khiến mẹ bầu hay đau đầu

Khi cân nặng tăng lên, bụng ngày một lớn dần khiến mẹ di chuyển, vận động hay cơ thể cảm giác nặng nề hơn khiến mẹ dễ bị căng thẳng, stress hay cáu gắt với mọi chuyện. tâm lý không được thoải mái nên dẫn tới đau đầu.
Thiếu máu thai kỳ

Một nguyên nhân khá phổ biến và nguy hiểm là mẹ bị thiếu máu lên não do thiếu sắt khiến mẹ hay bị đau đầu, chóng mặt, choáng điều này rất nguy hiểm nếu mẹ đang đi lại ngoài đường, rất đễ khiến mẹ bị té ảnh hưởng thai nhi. Với vấn đề này thì khi mới mang thai mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ sắt cho cơ thể khi mang thai bằng thực phẩm thường ngày.

Xem Thêm: Mang thai mẹ bầu tăng cân bao nhiêu là đúng?

Thay đổi tư thế đột ngột

Khi mang thai mẹ phải luôn cản thận với những hành động và sinh hoạt, cơn đau đầu hay choáng có thể sảy ra khi mẹ đột ngột đứng lên, thay đổi tư thế nhanh.

Dấu hiệu báo tiền sản giật

Một số trường hợp nguy hiểm khi bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa là tiền sản giật. một số nguyên nhân gây tiền sản giật khiến mẹ bị đau đầu như: huyết áp cao, protein trong nước tiểu, một số thay đổi của cơ thể khác.

Xem Thêm:

Bà bầu bị mất ngủ về đêm sẽ ảnh hưởng thai nhi như thế nào?

 

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa nên làm gì?

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa nên làm gì?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa nên làm gì?

Tuy hầu hết các nguyên nhân gây đau đầu ở bà bầu không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng nó cũng đem lại nhiều lo lắng, sự bất an và phiền toái cho mẹ bầu. Ngoài ra khi cơn đau kéo dài cũng ít nhiều ảnh hưởng tới thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày giúp mẹ không bị đói giữa ngày và giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt từ các loại rau cải, rau chân vị…

Bổ sung sữa vào sau mỗi bữa ăn, tránh các loại nước uống chứa chất kích thích, thực phẩm gây ợ nóng, đầy bụng hay chiên rán nhiều dầu mỡ.

Có thể bạn quan tâm: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu

Tạo tâm lý thoải mái

Không bị căng thẳng mệt mỏi đeo bám là cách giúp mẹ có tinh thần thoải mái, giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả, hạn chế ra ngoài chỗ đông người, phân bổ công việc hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Tập thể dục

Một số bài thể dục tốt cho mẹ bầu như: yoga, bơi, đi bộ nhẹ hit thở giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng giúp mẹ đánh lùi cơn đau đầu khi mang thai.

Massage

Massage giúp tinh thần thoải mái, giảm stress, mệt mỏi do công việc thường ngày giúp mẹ giảm đau đầu hiệu quả.

Chườm nóng / lạnh

Chườm nóng lạnh có tác dụng khi mẹ bị đau đầu do bệnh lý như viêm xoang, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Cung cấp đủ nước

Một ngày mẹ nên bổ sung đủ lượng nước khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, sinh tố để đủ dinh dưỡng hơn.

Đọc Thêm: Nước uống tốt cho bà bầu và thai nhi

Việc quan trọng nhất vẫn là nghỉ ngơi thạt nhiều, hạn chế công việc không cần thiết, ngủ đúng giờ và đủ thời gian mỗi ngày.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *