Mang thai bị chuột rút bắp chân có nguy hiểm không?

Mang thai bị chuột rút bắp chân là tình trạng khó chịu và gây lo lắng cho rất nhiều mẹ bầu. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe và thai nhi mẹ cần chú ý nguyên nhân và cách trị chuột rút hiệu quả.

Nguyên nhân mang thai bị chuột rút bắp chân

Nguyên nhân mang thai bị chuột rút bắp chân
Nguyên nhân mang thai bị chuột rút bắp chân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút bắp chân. Tình trạng này sảy ra ở bất kì giai đoạn nào khi mang thai nhưng chủ yếu ở giai đoạn 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

1. Thay đổi tuần hoàn máu trong cơ thể

Giai đoạn mang thai, quá trình tuần hoàn máu sẽ diễn ra chậm lại so với bình thường. chuột rút khi mang thai còn có thể do các hormone thay đổi khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn ở giai đoạn sau 3 tháng đầu.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu: Ngủ nghiêng trái, kê cap chân khi ngủ, vận động nhẹ vào ban ngày giúp máu lưu thông tốt, tránh ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu.

2. Thiếu nước

Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cần từ 8 đến 12 ly nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Biểu hiện của việc thiếu nước như: nước tiểu có màu vàng đậm, cơ thể mệt mỏi đây là nguyên nhân khiên cơn chuột rút thai kỳ trở nên thường xuyên và nặng hơn.

3. Cân nặng khi mang thai

Thai nhi ngày một phát triển và cân nặng mẹ cũng theo đó mà tăng lên khiến các áp lực lên dây thần kinh và mạch máu tăng lên. Đây là nguyên nhân khiến mang thai bị chuột rút bắp chân và đặc biệt tình trạng này thường sảy ra ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

4. Căng thẳng, mệt mỏi

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi mang thai là điều thường thấy, khí đó kèm theo những áp lực lên cơ chân do trọng lượng khiến mẹ dễ chuột rút hơn. Mẹ nên tăng cường bổ sung canxi và dinh dưỡng sẽ giúp giảm chuột rút hơn.

5. Ngủ sai tư thế

Ngủ không đúng tư thế khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút khi ngủ hơn, như khuyến cáo từ chuyên gia mẹ bầu nên ngủ nghiêng trái vừa tốt cho mẹ vừa tốt cho thai nhi.

Đọc Thêm:

Bà bầu bị chuột rút về đêm có thật sự nguy hiểm?

Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa nên làm gì?

Bà bầu bị đau bụng trên bên phải có phải dấu hiệu nguy hiểm?

 

Nên làm gì khi mang thai bị chuột rút bắp chân?

benh chuot rut va nhung dieu can biet3
1. Tập thư giãn cơ trước khi nghỉ

Thực hiện bài tập thư giãn cơ trước khi ngủ giúp giảm chuột rút bắp chân khi ngủ hiệu quả đấy.

Mẹ có thể làm theo cách sau:

– Duỗi thẳng chân và thả lỏng thư giãn kèm xoa bóp bắp chân khoảng 15-20p.

– Đứng đối diện với tường, tay đặt lên tường và bước chân phải lùi về phía sau. Phần bàn chân giữ trên mặt đất. Uốn cong đầu gối trái trong khi chân phải để thẳng. Giữ trong khoảng 30 giây và đổi chân.

2. Bổ sung nước đủ trong 1 ngày

Uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày nhưng nhớ tránh không nên uống nhiều nước trước khi ngủ 1 tiếng, tránh bị tiểu đêm gây mất giấc ngủ.

Có thể bổ sung thêm các loại thức uống từ trái cây như: sinh tố, nước ép…

Xem thêm: 

Nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng đầu và thai nhi

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu

3. Chườm ấm bắp chân

Có thể dùng khan hoặc túi chườm để chườm ấm bắp chân giúp thư giãn bắp chân giảm chuột rút.

4. Xoa bóp, massager

Xoa bóp hay massager vùng bị chuột rút, các bắp chân để giúp giảm chuột rút.

5. Khi chuột rút

Khi bị chuột rút vào ban ngày nên từ từ ngồi xuống hoặc nằm xuống thư giãn, xoa bóp vùng chuột rút không nên cố đi lại tránh bị té ngã nguy hiểm.

6. Tập thể dục nhẹ

Tập một vài động tác thể dục nhẹ dành cho bà bầu như: đi bộ nhẹ 10p mỗi ngày, tập yoga, thiền giúp tinh thần thoải mái, tăng cường sức khỏe.

7. Ngủ đúng giờ và đúng tư thế

Ngủ đúng giờ và đúng tư thế giúp mẹ thoải mái và ngủ ngon hơn, nên kê 1 chiếc gối dưới chân hoặc giữa 2 chân giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu cần mẹ nên chuẩn bị cho mình chiếc gối ôm bà bầu để giúp ngủ ngon và đánh lùi chuột rút thai kỳ hiệu quả hơn.

Khi nào mang thai bị chuột rút bắp chân nên đi khám ngay?

me bau kho ngu
– Đâu là tình trạng thường gặp và bình thường nhưng nếu mẹ cảm thấy lo lắng quá thì nên đi khám để yên tâm hơn.

– Nếu cơn chuột rút sảy ra thường xuyên và có biểu hiện tăng lên thì mẹ cũng nên đi khám ngay và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

– Đi khám khi chuột rút kèm theo đau bụng dưới, cơn co thắt sảy ra liên tục.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *