Mang thai 3 tháng đầu được coi là thời điểm quan trọng và nhạy cảm đối với mỗi mẹ bầu. Đây là giai đoạn mẹ thay đổi và thích nghi với mang thai, vậy làm sao để biết đâu là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu và nên làm gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Nội Dung Bài Viết
1. Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
1.1. Mang thai ốm nghén
Ốm nghén trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là tình trạng hầu như mẹ bầu nào cũng gặp. Khi nồng độ hormone hCG trong cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng lên, sự thay đổi các nội tiết tố khiến mẹ có thể không thích nghi kịp và gây ra chứng ốm nghén.Khi ốm nghén mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, có cảm giác buồn nôn và cảm thấy khó chịu với mùi vị, ăn không ngon miệng…Theo một số thống kê thì ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu có khoảng 70% mẹ bầu xuất hiện triệu chưng ốm nghén và có tới 10% mẹ bầu bị tình trạng ốm nghén kéo dài đến tận giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.Đây là tình trạng phổ biến đem lại những khó chịu, phiền toái trong sinh hạt thường ngày, tuy nhiên đây lại là dấu hiệu cho thấy thai phát triển tốt 3 tháng đầu.Nếu tình trạng ốm nghén kéo dài và gia tăng thì mẹ cũng nên thăm khám và nhận hỗ trợ từ bác sĩ để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
1.2. Tăng cân ổn định khi mang thai
Việc tăng cân ổn định và phù hợp cho thấy thai nhi đang hấp thu dinh dưỡng và đang phát triển tốt. Đối với mỗi mẹ bầu và đối với thể trạng trước khi mang thai của mỗi mẹ bầu thì giai đoạn mang thai có mức tăng cân khác nhau.Đối với mẹ bầu có thể trạng bình thường trướ giai đoạn mang thai thì trong giai đoạn 3 tháng đầu mẹ trung bình tăng khoảng từ 0,3 cho đến 0,5kg là ổn định và phù hợp.
1.3. Các chỉ số của thai nhi
Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ cần chú ý đến các mốc khám thai từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 13. Ở mốc khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành các siêu âm, xét nghiệm các chỉ số tầm soát sớm dị tật nếu có và tình trạng sức khoẻ của thai nhi.Điều đáng vui cho mẹ là các chỉ số này đều bình thường cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý khám đúng lịch hẹn và đúng mốc khám quan trọng mẹ nhé!
1.4. Cảm thấy nhức mỏi
Mẹ bầu luôn cảm thấy nhức mỏi xuất hiện trong suốt thai kỳ, trong giai đoạn mang thai tử cung mẹ sẽ tăng kích thước để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai nhi lớn dần sẽ gây ra những sức ép lên cơ thể mẹ đặc biệt là vùng xương chậu, dây thần kinh và mạch máu. Khiến mẹ thường xuyên nhưucs mỏi, đau lưng, tê tay chân, đau bụng dưới… Đây là một triệu chứng gây khá nhiều khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu. Tuy nhiên nó lại là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt trong thai kỳ.
1.5. Vòng bụng mẹ bầu lớn thêm
Một điều mẹ mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi mang thai, em bé lớn dần và phát triển tốt, hấp thu dinh dưỡng tốt thì việc kích thước vòng bụng ngày một lớn thêm cho thấy thai nhi đang phát triển và tăng cân đều.
1.6. Lượng đường huyết ổn định
Như mẹ bầu cũng biết nếu đường huyết tăng cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Việc mẹ giữ được lượng đường huyết ổn định trong giai đoạn thai kỳ cho thấy thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ.
1.7. Ngực căng tức
Khi bầu ngực căng tức là biểu hiện của cơ thể mẹ đã bắt đầu quá trình tiết sữa non, lúc này ngực mẹ sẽ có cảm giác căng tức, cương cứng trong cả thai kỳ và khi cho con bú.Căng tức ngực gây ra những cảm giác khó chịu và nặng nề nhưng nó là tín hiệu vui cho cả mẹ và em bé.
1.8. Cảm giác buồn tiểu
Một tình trạng thường gặp và khá phổ biến. việc thai nhi chèn ép lên thận và bang quang sẽ kích thích mẹ tiểu nhiều hơn. Nhưng việc tiểu nhiều khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ khi mỗi đêm cứ phải dậy đi vệ sinh. Nhưng đây là dấu hiệu cho thấy bé yêu đang phát triển tốt, lúc này mẹ cần phải lưu ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể và tránh không nên nhịn tiểu mẹ nhé.
2. Lưu ý cho mẹ để có một thai kỳ khoẻ mạnh
Tuy có đủ cả những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu ở trên nhưng mẹ vẫn cần một vài lưu ý và cần có một lối sống khoa học, nghỉ ngơi và vậnd dộng phù hợp cho cả thai kỳ.
2.1. Khám thai định kỳ
Thăm khám định kỳ giúp mẹ nắm được tình hình sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của con. Việc khám thai định kỳ còn giúp mẹ tránh được những bất thường không đáng có trong thai kỳ và nếu có bất kì thắc mắc nào mẹ có thể hỏi bác sĩ khi thăm khám để có được câu trả lời hữu ích nhất.
2.2. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ ăn khi mang thai cũng rất quan trọng đối với thai kỳ, việc mẹ cung cấp đủ chất cho cơ thể và cho thai nhi sẽ giúp ẹm có một thai kỳ khoẻ mạnh hơn.Chú ý đến bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400mcg/ ngày giúp mẹ phòng chống dị tật thai nhi. Ngoài ra mẹ nên chú ý đến bổ sung sắt và canxi trong cả giai đoạn mang thai sẽ rất tốt cho cả cơ thể mẹ và cho cả bé yêu nữa.
2.3. Chế độ nghỉ ngơi khoa học
Một chế độ nghỉ ngơi khoa học không chỉ giúp thai nhi phát triển mà còn giúp mẹ có sự thoải mái và tinh thần vui vẻ trong khi mang thai.Mẹ nên tránh đến những nơi đông người, nơi có mùi khó chịu. tránh đi lại mạnh, vận động mạnh và nhớ ngủ đúng giờ và hạn chế bớt công việc tránh áp lực cho mẹ.
2.4. Chế độ vận động hợp lý
Ngoài những lưu ý trên thì mẹ cũng cần chú ý đến việc tập thể dục vận động khi mang thai, nên tập bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ nhẹ vào buổi chiều giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn.Trên đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt trong ba tháng đầu. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, mẹ sẽ hiểu hơn về thai kỳ và không còn lo lắng không cần thiết, đồng thời nắm được những lưu ý quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.