Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào là tốt? như mẹ bầu cũng biết tư thế ngủ rất quan trọng đối với mẹ trong giai đoạn mang thai.
Đây là giai đoạn thai nhi còn nhỏ và vóc dáng của mẹ vẫn chưa có nhiều thay đổi nên mẹ bầu vẫn còn thoải mái trong tư thế nằm, tuy nhiên đây là giai đoạn tạo thói quen với tư thế nằm để tới các giai đoạn sau mẹ có thế nằm một cách thoải mái hơn và giảm bớt các áp lực từ bụng lên cơ thể.
Bà bầu trong 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào?

Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu nào là tốt nhất là băn khoăn lớn của mẹ bầu. Dù cho giai đoạn này bé vẫn còn nhỏ, bụng bầu vẫn chưa lớn và gây quá nhiều áp lực lên cơ thẻ nhưng đây được xem là một giai đoạn nguy hiểm nên mẹ cần cẩn thận với những chi tiết nhỏ nhất.
Tư thế ngủ nghiêng trái – một tư thế nằm an toàn là tốt nhất cho mẹ.
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu có thể nằm bất kì tư thế nào. Tuy nhiên để làm quen với tư thế nằm nghiêng trái để sang các giai đoạn 3 tháng giữa, và 3 tháng cuối mẹ quen với tư thế này thì ở giai đoạn này mẹ nên tập ngủ nghiêng trái.
Tư thế ngủ nghiêng trái đối với bà bầu giúp việc tuần hoàn máu được thuận lợi hơn, giúp máu và ccác chất dinh dưỡng quan trọng được luân chuyển đến thai nhi dễ dàng hơn.
Nếu bà bầu tập nằm nghiêng trái ở giai đoạn 3 tháng đầu giúp ở những giai đoạn sau không bị gặp khó khăn khi thay đổi tư thế ngủ, giúp cải thiện giấc ngủ và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Tư thế nằm ngửa – Trong giai đoạn 3 tháng đầu có thể nằm không?
Nhiều mẹ bầu cũng có thắc mắc như khi mang thai 3 tháng đầu có thể nằm ngửa không thì câu trả lời là có, mẹ vẫn có thể nằm ngửa khi mang thai 3 tháng dầu tuy nhiên đây là tư thế mẹ cần tránh khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nó sẽ gây chèn ép, đôi khi mẹ thấy khó thở khi nằm ngửa ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Đây cũng là tư thế mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ không nên nằm để tốt cho sức khoẻ và cho sự phát triển thai nhi.
Ngoài ra nằm ngửa khi mang thai còn dẫn đến tình trạng đau lưng, khiến huyết áp giảm, hoa mắt, khó thở, thậm chí nặng có thể khiến mẹ rơi vào tình trạng ngưng thở khi ngủ. Chính vì vậy, tuy ở 3 tháng đầu mẹ vẫn có thể nằm nhưng tốt nhất vẫn nên thay đổi và làm quen dần với nằm nghiêng trái.
Tư thế nằm sấp – Tư thế cần tránh khi mang thai
Tư thế nằm sấp hoặc nằm gục xuống bàn để tranh thủ nghỉ ngơi là tư thế mẹ đặc biệt nên tránh.
Tư thế này dẫn đến tình trạng đau lưng dưới, khi bụng mẹ bắt đầu lớn hơn khiến lượng máu đến thai nhi bị ngắt quãng, khiến mẹ chóng mặt, buồn nôn rất nguy hiểm.
Bởi khi mẹ chóng mặt sau khi nằm khiến mẹ đứng lên gặp khó khắn và nguy hiểm hơn là té ngã.
Mang thai 3 tháng đầu ngoài tư thế ngủ mẹ cần chú ý những gì?
Theo sự chia sẻ của nhiều bà bầu thì ngoài khó nằm tư thế ngủ thoải mái mẹ bầu còn hay gặp tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại khó ngủ vào ban đêm, nguyên nhân của tình trạng này do:
– Nồng độ progesterone tăng cao khiến mẹ thấy mệt mỏi, buồn ngủ nhưng khó có thể ngủ sâu được.
– Khó chịu về thay đổi cơ thể như: căng đau ngực, đau bụng dưới, đầy hơi, ợ chua…
– Một phần do việc ốm nghén khi mới mang thai
– Tình trạng tiểu đêm thường xuyên khiến mẹ khó ngủ lại, mất ngủ.
Tình trạng khó ngủ, mỏi người thường xuyên sảy ra chính vì thế mẹ nên chú ý hơn về tư thế ngủ và luyện tư thế ngủ nghiêng trái ngay từ khi mới mang thai, nó giúp mẹ cải thiện tình trạng giấc ngủ một cách rõ rệt hơn. Ngoài ra sau 3 tháng đầu mẹ có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ mẹ ngủ ngon, nằm nghiêng trái như gối ôm bà bầu, gối ôm chuyên dụng cho bà bầu để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, nằm nghiêng trái thoải mái hơn.
Một số lưu ý cho mẹ bầu
– Ngủ đủ giấc khoảng 8-10 tiếng mỗi ngày, nên ngủ đúng giờ và trước khi ngủ 1 tiếng tránh uống nhiều nước.
– Duy trì thói quen ngủ tốt, tránh xem tivi, điện thoại khi chuẩn bị đi ngủ.
– Trong giai đoạn ốm nghén nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày thành nhiều bữa nhỏ giúp giảm ốm nghén và nên ăn trước khi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ mẹ nhé.
– Tránh sử dụng các thức uống chứa chất kích thích, cafein…
– Tạo không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, thoáng mát
– Ngoài ra việc tập thể dục cũng giúp mẹ cải thiện sức khoẻ và có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Cuối cùng xin chúc mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh, an lành.